JV color JV color JV color
Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ trao giải Hội thi toàn quốc lần thứ 12(2)




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 226
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 8021586

Đang trực tuyến

Hiện có 46 khách Trực tuyến
Home Tin tức Tin VIFOTEC
Tin VIFOTEC

30 năm Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC): ''Bà đỡ'' cho nghiên cứu khoa học công nghệ và lao động sáng tạo

PDF.InEmail

Thứ hai, 20 Tháng 6 2022 09:30

Cách đây gần 30 năm, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) được thành lập. Thông qua việc tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; 17 lần Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; 17 lần Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; cùng hội thảo khoa học và triển lãm quốc tế thường niên, VIFOTEC đã trở thành một thương hiệu đối với những người làm khoa học.

Sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực

Quỹ VIFOTEC được giao là cơ quan thường trực tổ chức Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.  

Các hoạt động này đã trở thành “bà đỡ” cho các nhà khoa học cả nước ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế. 

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam dành cho các công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ vật liệu mới; tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Từ năm 1995 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Quỹ VIFOTEC đã tiếp nhận gần 3.000 (2.814 tính đến năm 2020) công trình khoa học công nghệ từ các bộ, ngành và địa phương tham gia giải thưởng và đã trao thưởng cho gần 1.000 công trình (938 tính đến năm 2020). Riêng năm 2020, Ban tổ chức đã họp và trao giải cho 45 công trình, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 13 giải Ba và 16 giải Khuyến khích. 

Trong số các đề tài được trao giải có thể kể đến một số điển hình như: GS Huỳnh Phương Liên với công trình “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của vắc xin viêm não Nhật Bản”; GS.TS Nguyễn Thu Vân với công trình “Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg micro - Elisa và vắc xin viêm gan B; TS Lê Văn Tri với công trình “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito - Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường; Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo với công trình “Nghiên cứu ứng dụng giếng thăm bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn liên hệ mối nối cống trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường…

Đa số các công trình khoa học đoạt giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.

Ươm mầm những tài năng khoa học

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc được tổ chức 2 năm 1 lần và sau 16 lần tổ chức, Quỹ đã nhận được hơn 4.275 giải pháp dự thi và trao giải cho 619 giải pháp. Hội thi được tổ chức 2 cấp với số lượng địa phương tổ chức và số lượng giải pháp tham gia ngày một tăng. Từ khi chỉ có 35 tỉnh, thành phố, cơ quan ngang bộ tổ chức hội thi, đến nay đã có 56 đơn vị tổ chức với đối tượng tham gia dự thi rất rộng rãi, từ nông dân, công nhân đến thanh, thiếu niên... Riêng năm 2022, đã có 55 tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước gửi hồ sơ tham dự hội thi.

Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh, thành phố đã chọn ra được 542 giải pháp gửi cho Ban tổ chức hội thi toàn quốc. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (76 giải pháp); cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải (118); vật liệu, hóa chất, năng lượng (55); nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường (101); y, dược (88); giáo dục và đào tạo (114). Ban tổ chức hội thi toàn quốc đã trao giải thưởng cho 84 giải pháp, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 23 giải Ba, 45 giải Khuyến khích.

Từ năm 2004 đến năm 2020, Quỹ VIFOTEC đã chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong vòng 16 năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí, Quỹ VIFOTEC đã tổ chức được 16 lần với 7.741 đề tài dự thi, trong đó 1.425 đề tài đoạt giải. Việc có 55 tỉnh, thành phố tham gia là một minh chứng cho thấy, Quỹ đã khơi dậy sự đam mê sáng tạo của các thanh, thiếu nhi, hun đúc mong muốn trở thành những nhà sáng tạo, nhà khoa học và nhà sáng chế, những công dân trẻ tài năng của đất nước.

Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Quỹ VIFOTEC đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương Lao động. Quỹ đã thực hiện một cách sinh động và hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý của dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi”.

Theo Thu ánh - Báo điện tử Hanoimoi

 

Liên hiệp Hội Việt Nam quán triệt Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII

PDF.InEmail

Thứ hai, 30 Tháng 5 2022 11:19

Ngày 23,24/5, tại TP. Tuyên Quang, Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Kết luận, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XIII và sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

1

Đ/c Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy LHHVN phát biểu tại hội nghị

 Tham dự Hội nghị có Bí thư Đảng ủy LHHVN Phạm Quang Thao; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đại diện Chi ủy các chi bộ trực thuộc cùng các đảng viên thuộc chi bộ Cơ quan Trung ương LHHVN.

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS.NGND Phùng Hữu Phú trực tiếp giới thiệu những nội dung cơ bản Kết luận, Quy định của BCH Trung ương lần thứ tư (khóa XIII).

2

 Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Đảng ủy LHHVN Phạm Quang Thao cho biết, Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp cán bộ, đảng viên của  LHHVN và các Hội thành viên nắm vững những nội dung cốt lõi, những điểm mới về thực hiện Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII).

Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

3

 PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú

 Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú -  nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương đã giới thiệu, truyền đạt nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về thực hiện Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Quy định số 37, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm.

 Đây là hai văn kiện quan trọng của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành, thể hiện quyết tâm của Đảng ta về việc kiên quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.

 PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Vì sao tất cả cán bộ đảng viên phải nghiên cứu, học tập, quán triệt tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương; những điểm mới, điểm nhấn của Kết luận số 21-KL/TW; những nội dung mới của Quy định số 37-QĐ/TW.

 Theo đó, Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các Nghị quyết Trung ương trước đây, nhất là Nghị quyết Trung trong 4 (khoá XII) về xây dựng, chính đốn Đảng.

 Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương đã thể hiện sâu rộng hơn về nội dung và phạm vi tư tưởng, chỉ đạo là phải chủ động tiến công mạnh mẽ hơn không chỉ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng mà còn cả trong việc xây dựng hệ thống chính trị; không chỉ đối với đảng viên và các cấp ủy, tổ chức đảng mà còn mở rộng ra cả đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở các cơ quan thực thi pháp luật, những đối tượng có chức, có quyền, những nơi có nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 Bên cạnh đó, mục tiêu được xác định trong Kết luận đòi hỏi cao hơn và sát hợp hơn với tình hình mới. Đó là đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

 Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa "xây" và "chống", trong đó, "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, "chống" là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách.

 Đối với việc ban hành Quy định số 37 thay thế cho Quy định số 47 là nhằm bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế, thiết chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về những điều đảng viên không được làm. Đó là những căn cứ, cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 Tại Hội nghị, đại diện chi bộ cơ quan LHHVN, chi bộ Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và đại diện Đoàn Thanh niên LHHVN cũng đã trình bày các báo cáo chuyên đề, trao đổi, thảo luận về  học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 Theo tin LHHVN

 

 

 
 

Thư cảm ơn của Giám đốc Quỹ VIFOTEC - Ủy viên Thường trực Ban Tổ chức Hội thi nhân dịp tổ chức thành công Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi sáng tọa kỹ thuật Toàn quốc lần thứ 16 năm 2020-2021

PDF.InEmail

Thứ tư, 25 Tháng 5 2022 11:09

 
 

Thúc đẩy phong trào sáng tạo khoa học công nghệ thông qua Hội thi, Cuộc thi

PDF.InEmail

Thứ ba, 24 Tháng 5 2022 09:49

Trải qua 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, Qũy VIFOTEC về cơ bản hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích đã đặt ra, cùng với các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước đưa phong trào sáng tạo khoa học công nghệ đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

ảnh lên bài - dcs

 

Hàng nghìn sáng kiến, sáng chế được ứng dụng vào sản xuất

Được thành lập ngày 17/11/1992 theo Quyết định của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã hoạt động hiệu quả và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ , được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các nhà khoa học đặc biệt đánh giá cao.

Chia sẻ về những hoạt động nổi bật của Quỹ trong thời gian qua, TS. Lê Xuân Thảo – Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC cho biết, trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Quỹ VIFOTEC đã tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, 16 lần Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam, 17 lần Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.

Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc đồng ý cho tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi và Cuộc thi trên phạm vi toàn quốc, giao cho Liên Hiệp hội Việt Nam và Liên Hiệp hội các tỉnh thành phố tổ chức thành 2 cấp là một bước tiến đột phá của phong trào sáng tạo, cơ bản giải quyết được bài toán về ngân sách cho các địa phương và Trung ương.

Thông qua Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi, các nhà khoa học và sáng tạo cả nước đã ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên nhi đồng.

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế. Nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam kiêm Chủ tịch Quỹ mà 63 tỉnh thành đã thành lập Ban tổ chức Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi tại địa phương. 

Cụ thể, về Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, trong 30 năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – cơ quan thường trực đã tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam dành cho các công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; Sinh học phục vụ Sản xuất và đời sống; Công nghệ Thông tin, Điện tử và Viễn thông; Công nghệ Vật liệu mới; Tiết kiệm Năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Hàng vạn nhà khoa học, nhà sáng tạo và doanh nhân đoạt giải.

Điển hình như tác giả GS Huỳnh Phương Liên với công trình “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của vacxin viêm não Nhật Bản”, GS.TS Nguyễn Thu Vân với công trình “công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg micro – Elisa và vacxin viêm gan B, hay như công trình “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito – Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường của TS Lê Văn Tri, công trình “Nghiên cứu ứng dụng Giếng thăm bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn liên hệ mối nối cống trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của AHLĐ Hoàng Đức Thảo…

Đại đa số các công trình khoa học đoạt giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.

Ngoài ra, Quỹ còn tổ chức Hội thảo thường niên "Sáng tạo Khoa học Công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam" vào tháng 8 hàng năm luân phiên tại các tỉnh, thành trong toàn quốc do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp tổ chức. Hội thảo nhằm mục đích thảo luận, trao đổi các thông tin bổ ích, các kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng các công trình, giải pháp tham gia Giải thưởng, Hội thi; trao đổi kinh nghiệm và biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng nhanh các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống. Đồng thời đề xuất với nhà nước các cơ chế, chính sách khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Quỹ cũng tổ chức thành công Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Thông qua cuộc thi, Quỹ VIFOTEC đã được 3 cơ quan tổ chức Cuộc thi là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao cho làm thường trực Cuộc thi. Từ năm 2004 đến 2020, Quỹ VIFOTEC đã chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong vòng 17 năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí, Quỹ VIFOTEC đã tổ chức hàng năm, được 17 lần Cuộc thi; 55 tỉnh, thành phố tham gia là một minh chứng cho việc Quỹ đã khơi dậy sự đam mê sáng tạo của các em, mong muốn trở thành những nhà sáng tạo, nhà khoa học và nhà sáng chế - những công dân trẻ tài năng của đất nước. Qua 17 lần tổ chức, Quỹ VIFOTEC đã nhận được 7.741 đề tài dự thi và 1425 đề tài đoạt giải.

Về hợp tác quốc tế, hàng năm Quỹ VIFOTEC thành lập các đoàn gồm các em và các công trình sáng tạo xuất sắc đại diện cho Việt Nam tham gia Triển lãm quốc tế về sáng tạo tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan. Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ  (IEYI) là Cuộc thi khoa học dành cho các nhà sáng tạo trẻ trân thế giới. Đây cũng là nơi kết nối các nhà sáng tạo trẻ từ  11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hàng trăm đề tài tham dự.

Tại đây, các nhà sáng tạo sẽ được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, học hỏi về những xu hướng công nghệ mới để phát triển sáng kiến, sáng chế của mình. Đoàn Việt Nam đã thường xuyên tham gia và đoạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng.

Ngoài ra, Quỹ VIFOTEC còn tổ chức Đoàn tham dự Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ và đều dành được huy chương. Đoàn Việt Nam tham gia 10 công trình, kết quả đạt được: 4 Huy chương vàng,  2 Huy chương bạc, 3 Huy chương đồng. Riêng năm 2020, 2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu nên việc tổ chức các đoàn ra tạm thời hoãn lại.

Đưa phong trào sáng tạo khoa học công nghệ đi vào chiều sâu

TS. Lê Xuân Thảo cũng cho biết, trong 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, Qũy VIFOTEC về cơ bản hoạt động theo đúng tôn chỉ mục địch đã đặt ra: Đã hỗ trợ được cho các đối tượng là các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước thông qua việc tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng toàn quốc, góp phần quan trong trọng việc thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho Qũy và Liên hiệp hội Việt Nam cũng như các Liên hiệp hội địa phương. Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC thực sự đã trở thành một phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân lao động và trong các em học sinh, nhi đồng cả nước.

Giải thưởng VIFOTEC đang trở thành Giải thưởng đứng thứ Ba sau Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Uy tín của giải thưởng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo công nghệ. Giải thưởng VIFOTEC đã khơi dậy được lòng đam mê khoa học của quần chúng lao động và nhân dân cả nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước.

Với hàng nghìn đề tài được ứng dụng vào cuộc sống đem  lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp và các hộ cá nhân. Mặc dù nguồn lực của Quỹ còn hạn chế song những gì Quỹ đã làm được cho thấy giá trị thực sự của Quỹ. Giải thưởng của Quỹ ngày càng trở nên uy tín một phần cũng nhờ Hội đồng Giám khảo chấm Giải thưởng là các nhà khoa học hàng đầu, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, công tâm và khách quan trong việc đánh giá các công trình tham dự nên 26 năm qua, Quỹ chưa có trường hợp nào thắc mắc, khiếu nại về Giải thưởng.

“Để phát huy kết quả đã đạt được trong 30 năm qua, Quỹ VIFOTEC sẽ tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa cùng với các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước đưa phong trào sáng tạo khoa học công nghệ đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả. Đây cũng chính là nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”, TS. Lê Xuân Thảo cho hay./.

Theo Bích Liên – Báo điện tử Đảng Cộng sản

 

 
 

Giải “bài toán” giảm tổn thất điện năng

PDF.InEmail

Thứ hai, 23 Tháng 5 2022 19:12

 Đây là hiệu quả của công trình nghiên cứu: Tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo cấp điện áp từ đo xa.

Phát hiện kịp thời các trường hợp tổn thất bất thường

“Tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo cấp điện áp từ đo xa” là một trong những công trình đoạt Giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) do Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng chủ trì nghiên cứu.

ảnh 1

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng ứng dụng giải pháp của đề tài vào thực tiễn

 Nhóm tác giả nghiên cứu ứng dụng dữ liệu hệ thống đo xa (như chỉ số công tơ, biểu đồ phụ tải) và đưa ra thuật toán để xây dựng chương trình tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo các cấp điện áp tự động theo thời gian thực.

 Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ThS. Huỳnh Thảo Nguyên, Chủ nhiệm đề tài cho biết, nhóm tác giả đã xây dựng chương trình tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo các cấp điện áp gồm các Modul như: Modul tính toán tổn thất lưới 110 kV hằng ngày, giúp theo dõi được tổn thất hàng giờ, hằng ngày đến chi tiết từng nhánh rẽ 110 kV, biểu đồ trực quan.

 Modul tính toán tổn thất lưới trung áp hằng ngày, theo dõi được tổn thất hằng giờ, hằng ngày theo từng đơn vị, biểu đồ trực quan; Modul tính toán tổn thất lưới hạ áp hằng ngày giúp theo dõi được tổn thất hằng ngày của từng TBA công cộng, phát hiện được các tổn thất bất thường do chuyển tải hoặc sự cố đo đếm tại công tơ tổng.

 Đối với tổn thất điện năng hằng ngày lưới hạ áp, tác giả kết hợp dữ liệu đo xa, dữ liệu Hệ thống thông tin quản lý khách hàng CMIS và phương pháp thống kê để ước lượng thương phẩm của tất cả các khách hàng thuộc trạm biến áp (TBA) công cộng trong trường hợp không đủ dữ liệu do bị offline, nhờ đó giảm được sai số kết quả tính toán.

 Nhóm tác giả đã sớm triển khai việc tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo cấp điện áp từ năm 2015 (lưới 110 kV), năm 2019 (lưới trung áp) và năm 2020 (lưới hạ áp) và đã được Công ty Điện lực Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực Miền Trung công nhận sáng kiến, ý tưởng.

 Hiệu quả mang lại trong thực tế

Công ty Điện lực Đà Nẵng đã triển khai áp dụng chương trình tính toán tổn thất điện năng hằng ngày và đã hỗ trợ phát hiện kịp thời nhiều vụ sự cố đo đếm như: Sự cố đo đếm do sét đánh tại trạm 220 kV Hòa Khánh vào ngày 18/5/2015; sự cố đấu nhầm biến dòng TI 431E14 tại trạm 110 kV An Đồn E14 từ ngày 18/11/2018 đến 26/11/2018 (đấu nhầm tỷ số 2500/1 thành tỷ số 2000/1)…

ảnh 2

Kết quả tính toán tổn thất hằng ngày theo các cấp điện áp từ đo xa

 Các sự cố này đều dẫn đến tổn thất tăng cao nếu như không được phát hiện kịp thời. Chẳng hạn, sự cố đấu nhầm biến dòng TI 431E14 tại trạm 110 kV An Đồn E14, nếu không phát hiện kịp thời thì sản lượng đầu nguồn và tổn thất tăng đến 200.000 kWh/ngày và trong 35 ngày sẽ là 7 triệu kWh. Ngoài ra, với 7 triệu kWh tổn thất tăng thêm, với giá bình quân 1.895 đồng/kWh, sẽ tương ứng với tiền điện thất thoát hơn 13,25 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, với phần mềm tính toán tự động thời gian thực từ công trình đã mang lại hiệu quả giảm được nhân công tính toán thủ công. "Số lượng TBA công cộng của Công ty Điện lực Đà Nẵng hiện nay hơn 1.900 TBA, tức 1 ngày sẽ cần tương ứng 190 công, con số rất lớn với nhân lực của công ty hiện nay chỉ khoảng 853 người. Khi đó dự kiến chi phí nhân công trong 1 năm nếu tính toán bằng thủ công sẽ hơn 17 tỷ đồng/năm" - ThS. Huỳnh Thảo Nguyên cho hay.

 Về hiệu quả xã hội, giải pháp tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo cấp điện áp hoàn toàn tự động từ dữ liệu đo xa giúp nâng cao năng suất lao động; hỗ trợ kiểm soát, phân tích đánh giá tổn thất theo từng cấp điện áp, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp đồng bộ nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng cấp trên giao cũng như góp phần đảm bảo thực hiện tốt lộ trình giảm tổn thất điện năng trong các năm tiếp theo.

 Trong bối cảnh hiện đại hóa hệ thống đo đếm trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với hạ tầng dữ liệu hiện có, mô hình giải pháp có thể được triển khai áp dụng thống nhất tại tất cả công ty điện lực trong toàn EVN.

Theo Quỳnh Nga – Báo Công Thương

 

 

 
 

Trang 8 trong tổng số 13