JV color JV color JV color
Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ Tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2014




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 228
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 8044535

Đang trực tuyến

Hiện có 16 khách Trực tuyến
Home Điều lệ quỹ

Điều lệ

PDF.InEmail

QUỸ HỖ TRỢ SÁNG TẠO KỸ THUẬT VIỆT NAM (VIFOTEC)

Ban hành kèm theo Quyết định số 550/TC-LHH ngày 6 tháng 7 năm 2001

của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Hà nội, 2001

 

Chương 1

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là một Quỹ Liên bộ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam bảo trợ và được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 1215/TC-LHH ngày 17 tháng 11 năm 1992) nhằm mục đích:

 1. Huy động mọi tiềm năng về chất xám, tiền vốn, dịch vụ kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa của Việt Nam làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng sáng tạo kỹ thuật có cơ hội tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và phát triển: thúc đẩy việc đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

3. Hỗ trợ các tài năng sáng tạo kỹ thuật trong việc phát huy sáng kiến, sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

4. Hỗ trợ về vật chất, tinh thần và các hình thức thích hợp khác cho các tài năng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện các công trình sáng tạo và lao động, công tác gặp những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Quỹ có tên gọi tiếng Anh là: VIETNAM FUND FOR SUPPORTING TECHNOLOGICAL CREATIONS viết tắt là VIFOTEC.

Trụ sở chính: 53 Nguyễn Du - Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84.4.8.226.419

Telex: 412287 UKKVNT

Fax: 84.49.434.627

Chi nhánh tại TP HCM:

79 Trương Định, Q1, TP HCM

Điện thoại: 84.8.8.298.217

Fax: 84.8.8.226.497

Điều 2: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) hoạt động trên phạm vi cả nước, có các chi nhánh đặt tại một số nơi trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại các ngân hàng.

Điều 3: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia.

Chương 2

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 4: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) có chức năng xây dựng và phát triển nguồn tài chính cho Quỹ, phát hiện và hỗ trợ các tài năng sáng tạo kỹ thuật trong mọi tầng lớp nhân dân lao động trong việc tạo ra và áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống, nâng cao dân trí, nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức, quản lý, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 5: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) có những nhiệm vụ chính sau đây:

a) Khai thác mọi khả năng sẵn có trong và ngoài nước để tạo nguồn tài chính Quỹ, đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của Quỹ.

b) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc tạo ra và áp dụng nhanh các giải pháp kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

c) Quản lý và phát triển các hoạt động của Quỹ theo đúng pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Quỹ.

Điều 6: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) có những quyền hạn chính sau đây:

a) Tiếp xúc, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ vật chất, tinh thần cho các hoạt động của Quỹ;

b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ của Quỹ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng sáng tạo;

c) Đại diện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sáng tạo theo quy định của pháp luật;

d) Áp dụng, triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn;

e) Được quyền huy động mạng lưới cộng tác viên để tạo nguồn tài chính cho Quỹ và hỗ trợ các đối tượng sáng tạo;

f) Thông tin về các hoạt động sáng tạo ở trong và ngoài nước;

g) Được quyền in ấn, phát hành các tài liệu phù hợp với mục đích của Quỹ.

Chương 3

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA QUỸ

Điều 7: Nguồn tài chính của Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) gồm có:

a) Từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

b) Từ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật do Quỹ tham gia và các dịch vụ khoa học kỹ thuật do Quỹ mang lại;

c) Từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp thường xuyên cho Quỹ VIFOTEC (Chi cho các Giải thưởng, chi hành chính cho Văn phòng Quỹ hàng năm, chi tuyên truyền phổ biến khoa học - công nghệ; hỗ trợ sáng kiến, sáng chế…).

Điều 8: Tài sản và tài chính của Quỹ được quản lý theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.

Điều 9: Ban Giám đốc Quỹ được phép chi trong phạm vi các quy định như sau:

1. Chi kinh phí hỗ trợ hàng năm với các đối tượng theo quy định của Điều lệ này;

2. Chi mua sắm phương tiện làm việc, đi lại, lương, công tác phí, chế độ cộng tác viên, tiếp khách và hội nghị có liên quan trên cơ sở dự trù trước và được Chủ tịch Hội đồng xét duyệt;

3. Chi các khoản khác theo quy định hướng dẫn của chế độ tài chính hiện hành;

4. Chi cho công tác vận động tài trợ cho Quỹ.

Điều 10: Đối tượng hỗ trợ của Quỹ:

a) Những người lao động, công nhân, nông dân, trí thức, có tài năng sáng tạo khoa học kỹ thuật gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;

b) Những tài năng sáng tạo kỹ thuật trẻ trong thanh thiếu nhi;

c) Những giải pháp kỹ thuật được đánh giá cao tại các Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc nhưng chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi.

Điều 11: Quy trình, hình thức và phương pháp hỗ trợ

1) Quy trình xét duyệt hỗ trợ

a) Tiếp nhận đề nghị của các tổ chức, cá nhân gửi đến, phát hiện giải pháp kỹ thuật mới có giá trị;

b) Tham khảo ý kiến, nhận xét và đánh giá của các cơ quan có liên quan hoặc các tổ chức, cá nhân Hội đồng khoa học để xem xét đánh giá các giải pháp kỹ thuật;

c) Trên cơ sở đề nghị và ý kiến của các cơ quan có liên quan hoặc đánh giá của Hội đồng khoa học, Quỹ sẽ ra quyết định về phương thức và hình thức hỗ trợ.

2) Hình thức hỗ trợ

a) Hỗ trợ về tài chính;

b) Hỗ trợ xét nghiệm đánh giá các giải pháp kỹ thuật;

c) Hỗ trợ về thông tin khoa học kỹ thuật;

d) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến, quảng cáo cho các giải pháp kỹ thuật;

e) Hỗ trợ áp dụng các sáng tạo khoa học kỹ thuật vào thực tiễn;

f) Hỗ trợ về phương pháp luận sáng tạo;

g) Giới thiệu các chuyên gia, các nhà khoa học giúp đỡ tác giả hoàn thiện giải pháp kỹ thuật sáng tạo được đề xuất;

h) Hỗ trợ việc đưa các giải pháp sáng tạo kỹ thuật tham gia triển lãm, hội thi sáng tạo và giới thiệu quảng cáo kết quả sáng tạo với thị trường trong nước và quốc tế;

i) Hỗ trợ học bổng để đi học hoặc đi nghiên cứu ngắn hạn hoặc dài hạn ở nước ngoài.

3) Phương thức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại một phần được áp dụng đối với các dự án nâng cao dân trí và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

b) Cho vay không lấy lãi hoặc với lãi suất ưu đãi đối với các dự án triển khai;

c) Góp phần phát triển công nghệ;

 

Chương 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 12: Hội đồng Bảo trợ:

Hội đồng Bảo trợ Quỹ bao gồm đại diện của các tổ chức sáng lập ra Quỹ và các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia.

Hội đồng Bảo trợ là cơ quan cao nhất của Quỹ có quyền quyết định toàn bộ nội dung liên quan đến Quỹ và có trách nhiệm về mọi mặt của Quỹ, có nhiệm vụ:

a) Hoạt động theo quy chế riêng;

b) Giúp đỡ về mọi mặt cho hoạt động của Quỹ phát triển;

c) Đề ra chủ trương, phương hướng hoạt động của Quỹ;

d) Quyết định các biện pháp huy động nhằm tăng nguồn vốn của Quỹ;

e) Lựa chọn các cá nhân, đơn vị cần hỗ trợ giúp đỡ, các giải pháp kỹ thuật cần áp dụng để có kế hoạch hỗ trợ.

Điều 13: Các tổ chức bảo trợ Quỹ:

1) Các tổ chức bảo trợ Quỹ tham gia vào Quỹ với tư cách tập thể, được đại diện bởi người đứng đầu hợp pháp;

2) Các tổ chức bảo trợ Quỹ có quyền lợi và trách nhiệm như sau:

- Được quyền yêu cầu Quỹ hỗ trợ về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức mình trong khuôn khổ hoạt động của Quỹ và trực tiếp giới thiệu các tập thể, cá nhân cần được Quỹ hỗ trợ;

- Có trách nhiệm tham gia giới thiệu khai thác nguồn nhân tài, vật lực và trực tiếp tạo ra nguồn tài chính của Quỹ bằng sự giúp đỡ, ủng hộ của chính mình và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tạo điều kiện cần thiết ban đầu để Quỹ hoạt động.

Điều 14: Ban thư ký

Ban thư ký gồm một số chuyên viên, trong đó có các chuyên viên của các tổ chức sáng lập Quỹ cử ra để giúp việc cho Hội đồng Bảo trợ, có nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp của Hội đồng Bảo trợ Quỹ;

b) Tư vấn cho Ban giám đốc Quỹ thực hiện các chủ trương của Hội đồng Bảo trợ.

Điều 15: Ban giám đốc Quỹ

Ban giám đốc Quỹ gồm một Giám đốc và một số Phó giám đốc, Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo trợ để tổ chức, điều hành trực tiếp các hoạt động của Quỹ. Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công.

Điều 16: Tùy thuộc vào yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, Quỹ có thể tổ chức các chi nhánh hoặc đại diện của Quỹ tại các địa điểm trong và ngoài nước. Việc thành lập các chi nhánh đại diện phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ và tuân thủ quy định của Pháp luật hiện hành.

Điều 17: Các bộ phận nghiệp vụ chính của Quỹ:

1) Ban triển khai công nghiệ mới có nhiệm vụ áp dụng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật mới vào thực tiễn.

2) Ban bảo hộ sở hữu công nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư có nhiệm vụ hỗ trợ việc xem xét và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sáng tạo, và tư vấn trong chuyển giao công nghệ và đầu tư theo quy định của Pháp luật.

3) Ban Thông tin tuyên truyền có nhiệm vụ tổ chức các hội thảo, hội thi sáng tạo kỹ thuật, triển lãm, các lớp bồi dưỡng về phương pháp luận sáng tạo, in ấn tài liệu, thông tin quảng cáo các công nghệ mới.

4) Ban quan hệ đối ngoại có nhiệm vụ phát triển các mối quan hệ giữa Quỹ với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Quỹ.

5) Văn phòng tổng hợp có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận các nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho Quỹ.

- Phát hiện các nguồn và tiếp nhận các yêu cầu của các tổ chức, cá nhân cần hỗ trợ và chuyển các yêu cầu đó cho các ban chuyên môn.

- Thực hiện các công việc hành chính của cơ quan Quỹ.

Điều 18: Trong hoạt động của mình, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong việc tuân thủ Pháp luật của Nhà nước, điều lệ của Quỹ.

Chủ tịch

HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ
KỸ THUẬT VIỆT NAM

(Đã ký)

Giáo sư, Viện sĩ VŨ TUYÊN HOÀNG


Quay lại trang trước | Lên đầu trang


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: