JV color JV color JV color
Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc Lần thứ 13 (2015)




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 226
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 8019093

Đang trực tuyến

Hiện có 234 khách Trực tuyến
Home Tin tức Tin VIFOTEC
Tin VIFOTEC

Việt Nam đoạt giải cao tại Triển lãm quốc tế về sáng tạo KHCN tại Hàn Quốc SIIF 2022

PDF.InEmail

Thứ ba, 22 Tháng 11 2022 10:56

Theo lời mời của Hiệp hội Xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA), Quỹ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã thành lập đoàn tham gia Triển lãm quốc tế về khoa học công nghệ (SIIF 2022) do ông Nguyễn Xuân Tiến - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam làm trưởng đoàn.

anh1

Triển lãm quốc tế về Khoa học và Công nghệ 2022 (SIIF 2022) có sự tham gia của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 500 công trình sáng tạo trên toàn thế giới. Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất về Khoa học và Công nghệ, được Hàn Quốc do Hiệp hội xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cùng với các bộ ban ngành cùng phối hợp hỗ trợ như Bộ Khoa học, Bộ Thương mại, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc, Liên đoàn Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, Hiệp hội các nhà phát minh phụ nữ Hàn Quốc, Hiệp hội luật sư sáng chế Hàn Quốc . Triển lãm được tổ chức thường niên và diễn ra từ ngày 16/11/2022 đến ngày 19/11/2022.

anh2

SIIF là Triển lãm phát minh sáng chế lớn nhất thế giới, nơi các nhà sáng chế giới thiệu các ý tưởng mới và sản phẩm sáng chế cho các nhà đầu tư, được các luật sư và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cung cấp thông tin toàn diện về thương mại hóa các phát minh, được tư vấn về quy trình cấp bằng sáng chế quốc tế và chuyển giao công nghệ, qua đó mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sáng chế thương mại hoá các công trình của mình. Đoàn Việt Nam giới thiệu tại Triển lãm 06 công trình công trình xuất sắc của Giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam 2020, 2021 và Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc 2019 – 2020, 2020 - 2021 tham gia gồm 6 lĩnh vực: Cơ khí tự động hoá, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, thông tin điện tử và viễn thông, công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ vật liệu.
Các công trình của Việt Nam đạt giải thưởng được sự đánh giá cao của ban giám khảo về tính ứng dụng và khả năng thương mại hoá . Trong đó có 1 Cup Grand Prize – Giải cao nhất của triển lãm, 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Ngoài ra đoàn còn nhận được 01 giải đặc biệt của Ban tổ chức KIPA, 03 giải quốc tế đặc biệt do các tổ chức của Malaysia, Thái Lan và Ả Rập Xê út bình chọn. Danh sách các công trình đoạt giải cụ thể như sau:

STT

HỌ TÊN

ĐƠN VỊ

CÔNG TRÌNH

Huy chương

  1. 1.

AHLĐ.TS. Nguyễn Quang Mâu

ThS. Nguyễn Quang Toàn

ThS. Nguyễn Duy Tấn

Công ty CP gạch ngói Đất Việt

Nghiên cứu và áp dụng quy trình sản xuất ngói cao cấp bằng công nghệ nghiền khô

Cúp Grand Prize

  1. 2.

PGS.TS. Phạm Anh Tuấn

TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch – Bộ NN&PTNT (VIAEP)

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị cấp đông nhanh bằng chất tải lạnh lỏng, ứng dụng trong chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Huy Chương Vàng

  1. 3.

TS. Nguyễn Quang Mâu

ThS. Đồng Đức Cương

ThS. Nguyễn Duy Tấn

Công ty CP gạch ngói Đất Việt

 

Tận dụng đất cứng, đất tầng, phủ để sản xuất ngói chất lượng cao

HC Vàng

Giải đặc biệt của Thái Lan

  1. 4.

ThS.LS. Phạm Hồng Điệp

KS. Nguyễn Anh Minh

KS. Vũ Thị Lan Nhi

Công ty Cổ phần Shinec - KCN Nam Cầu Kiền

Nghiên cứu kiến tạo Nam Cầu Kiền thành khu công nghiệp sinh thái với mô hình kinh tế tuần hoàn.

HC Bạc

Giải Đặc biệt của Ả Rập Xê út

  1. 5.

Đàm Thị Lan

Nguyễn Đức Quyền

Công ty CP Năng lượng và môi trường Bách Khoa Hà Nội

Lò đốt chất thải rắn có thu hồi nhiệt để sản xuất hơi nước

HC Bạc

Giải đặc biệt của Malaysia

  1. 6.

Trần Hữu Lý

Bùi Đức Nho

Đặng Nhật Tân

Viện kỹ thuật Cơ giới quân sự, Bộ Quốc Phòng

Nghiên cứu, chế tạo thiết bị thi công khoan hạ cọc ống thép phù hợp với điều kiện thi công ở khu vực đảo Trường Sa

 HC Đồng

Giải đặc biệt của KIPA

anh3

 

anh4

 

anh5

 

anh6

 

anhcup

 

anhcup1

 

 

Thư cảm ơn nhân dịp Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Quỹ VIFOTEC - Trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2021

PDF.InEmail

Thứ sáu, 04 Tháng 11 2022 14:37

Thu cam on

 
 

106 đề tài Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 18 (2022) được vào chung khảo

PDF.InEmail

Thứ năm, 03 Tháng 11 2022 14:04

Chiều 2/11/2022 tại Hà Nội, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi đã chủ trì cuộc họp xét các đề tài vào chung khảo Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 18 (2022). TS Lê Xuân Thảo – Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi cũng đồng chủ trì Hội nghị này.

a2

Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi -
TSKH. Phan Xuân Dũng khai mạc Hội nghị

Theo báo cáo từ Ban Tổ chức, cuộc thi năm nay có 832 đề tài dự thi từ 57 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tăng so với Cuộc thi lần thứ 17 (2021) là 150 đề tài thuộc các lĩnh vực:

- Lĩnh vực Đồ dùng dành cho học tập: 142 đề tài.

- Lĩnh vực Phần mềm tin học: 142 đề tài.

- Lĩnh vực Sản phẩm thân thiện với môi trường: 175 đề tài.

- Lĩnh vực Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế: 219 đề tài.

Sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức và Hội đồng giám khảo về công tác chấm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi, TSKH. Phan Xuân Dũng thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận:

1. Tặng Bằng khen của Ban Chỉ đạo cho 106 đề tài đoạt giải gồm 1 giải đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 30 giải Ba và 60 giải khuyến khích.

2. Tặng Bằng khen cho 12 đơn vị và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến Cuộc thi.

a1

Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo đọc báo cáo công tác

DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐƯỢC VÀO CHUNG KHẢO (DỰ KIẾN)

 
 

Lễ đón nhân Huân chương Lao động hạng Nhất của Quỹ VIFOTEC và trao giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2021

PDF.InEmail

Thứ sáu, 28 Tháng 10 2022 05:26

Truyền hình trực tiếp trên VTV2

Tối 27-10 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (1992- 2022) và Lễ tổng kết, trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải thưởng WIPO năm 2021.

a1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể cán bộ, nhân viên Quỹ VIFOTEC và Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC Lê Xuân Thảo

Đến dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Ủy viên dự khuyết TW Đảng - Bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương và các địa phương.

a2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Để phấn đấu đạt mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI như Văn kiện Đại hội XIII đề ra, Đảng ta đã xác định, đề cao sức mạnh nội sinh và phương thức phát triển đất nước trong bối cảnh mới; trong đó, tri thức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố nội sinh, động lực đặc biệt quan trọng. Để khơi dậy hơn nữa sự đam mê nghiên cứu, sức sáng tạo, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nước nhà, tôi đề nghị các đồng chí quan tâm một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng, uy tín của các Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi. Tiếp tục hướng trọng tâm vào các công trình, giải pháp thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao, một số lĩnh vực liên ngành giữa khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ, các lĩnh vực: cơ khí tự động hoá, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông, sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. Qua đó, để khoa học công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; đồng thời, các Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi thực sự gắn với những thành tích, kết quả, thành quả của sản phẩm khoa học công nghệ.

Thứ hai, phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải đi tiên phong, nêu gương sáng “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá” vì sự nghiệp chung; đội ngũ trí thức, doanh nhân đóng vai trò nòng cốt trong lao động, sáng tạo; phát huy vai trò chủ thể và sức sáng tạo vĩ đại của Nhân dân. Vì vậy, rất cần sự chung tay của các địa phương trong cả nước trong phát triển khoa học công nghệ. Các địa phương cần đề ra những chính sách khuyến khích tài năng thông qua việc tổ chức Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi do Quỹ VIFOTEC là cơ quan thường trực; từ đó, phát hiện ra các cá nhân có tài năng để bồi dưỡng, các đề tài, giải pháp có giá trị để triển khai ứng dụng vào thực tế cuộc sống; gắn kết với phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển khoa học công nghệ của địa phương và đóng góp vào phong trào chung của cả nước.

Thứ ba, để Quỹ tiếp tục có nhiều phần thưởng xứng đáng cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế thì cần có cơ chế, nhất là về tài chính phù hợp hơn cho Quỹ. Đề nghị Quỹ VIFOTEC phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan để hoàn thiện cơ chế tài chính, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các tài năng sáng tạo, hỗ trợ nuôi dưỡng nhân tài để phong trào có được những thành tựu khoa học - công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Đồng thời, Quỹ VIFOTEC cần xây dựng hệ thống truyền thông đồng bộ, chuyên nghiệp nhằm tuyên truyền để toàn xã hội hiểu rõ và tham gia các hoạt động tôn vinh trí thức; phổ biến để những công trình đạt giải thưởng đi vào cuộc sống nhanh nhất; hỗ trợ các nhà sáng tạo quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, hợp tác khoa học công nghệ với các nước có nền khoa học công nghệ phát triển. Tổ chức ghi nhận, vinh danh những cống hiến của các nhà khoa học, các nhà sáng chế có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ: “Truyền thống rất đỗi tự hào của 30 năm xây dựng và phát triển sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh để Quỹ VIFOTEC hoạt động, phát triển đúng như 8 chữ vàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tặng Quỹ “Khoa học - Công tâm - Liêm khiết - Hiệu quả”. Tôi tin tưởng rằng, Quỹ VIFOTEC sẽ tiếp tục đặt nền móng cho những đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ trong mọi tầng lớp Nhân dân, khơi dậy sự say mê sáng tạo đối với thế hệ trẻ trên cả nước, giúp các em trở thành những chủ nhân, nhà sáng chế trong tương lai, đóng góp quan trọng để xây dựng đất nước phồn vinh và phát triển”.

a3

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC Phan Xuân Dũng phát biểu

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC Phan Xuân Dũng, Trưởng ban tổ chức giải thưởng đánh giá, trải qua 27 lần tổ chức (1995 - 2022), Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Nhiều công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống – xã hội và an ninh - quốc phòng. Đã có khoảng 3.000 công trình tham gia và gần 1.000 công trình đoạt giải.

Trong 30 năm qua, với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Quỹ VIFOTEC qua các thời kỳ, Quỹ VIFOTEC đã hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích đặt ra: Hỗ trợ cho các đối tượng sáng tạo khoa học công nghệ trong cả nước thông qua việc tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng toàn quốc. Quỹ VIFOTEC đã đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, tạo ra những tiếng vang lớn góp phần động viên phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo khoa học và công nghệ trong cả nước, khích lệ các nhà khoa học, đội ngũ trí thức tham gia nghiên cứu, sáng tạo, kịp thời giải quyết những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Truyền thống lịch sử 30 năm đã tỏa sáng và tiếp thêm sức mạnh cho Quỹ VIFOTEC sẵn sàng bước vào hành trình chinh phục đỉnh cao mới, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, tăng trưởng kinh tế, đem lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân – Chủ tịch Phan Xuân Dũng bày tỏ.

a4

Các tác giả, nhóm tác giả nhận giải Nhất - Giải thưởng VIFOTEC năm 2021

a5

Các tác giả, nhóm tác giả nhận giải Nhì – Giải thưởng VIFOTEC năm 2021

a6

Các tác giả, nhóm tác giả nhận giải Ba - Giải thưởng VIFOTEC năm 2021

a7

Các tác giả, nhóm tác giả nhận giải Khuyến khích -  Giải thưởng VIFOTEC năm 2021

Năm 2021, có 115 công trình tham gia giải thưởng thuộc 6 lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên, bao gồm: Cơ khí - tự động hóa (17 công trình); công nghệ vật liệu (15 công trình); công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (21 công trình); sinh học phục vụ sản xuất và đời sống (35 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (18 công trình); công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới (9 công trình). Ban Tổ chức Giải thưởng đã họp và quyết định trao giải cho 45 công trình bao gồm: 4 giải nhất, 8 giải nhì, 14 giải ba và 19 giải khuyến khích.

a8

Cách đại biểu tham dự buổi lễ kỉ niệm 30 năm Quỹ VIFOTEC và lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2021 

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trao Bằng chứng nhận và Huy chương Vàng cho 2 công trình: Công trình: “Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm” của TS. Hoàng Đức Thảo (Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và công trình: “Ứng dụng công nghệ phễu bê tông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam” của KS Phạm Thành Công và các cộng sự (Tập đoàn GFS).

Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 5 tác giả là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm của 2 công trình đoạt giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2021.

Ban tổ chức cũng khen thưởng cho 10 đơn vị và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến giải thưởng.

a9

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã phát động “Giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2022

Tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã phát động “Giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2022”. Giải thưởng năm 2022 sẽ tập trung vào các lĩnh vực công nghệ trọng điểm, như: Cơ khí tự động hóa; vật liệu; thông tin, điện tử và viễn thông; sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.

LH

 
 

Tọa đàm: Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, giải thưởng WIPO năm 2021

PDF.InEmail

Thứ ba, 25 Tháng 10 2022 20:35

Các công trình nghiên cứu đoạt giải thưởng VIFOTEC có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng vào sản xuất, đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao...

a1

Chiều 25-10-2022 tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức tọa đàm: Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, giải thưởng WIPO năm 2021.  Chủ tịch LHHVN đồng thời là Chủ tịch Quỹ VIFOTEC Phan Xuân Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ VIFOTEC Lê Xuân Thảo đồng chủ trì buổi Tọa đàm.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch LHHVN đồng thời là Chủ tịch Qũy VIFOTEC Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các nhà khoa học, các nhà công nghệ đã có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

a2

Chủ tịch Phan Xuân Dũng cho biết: Năm 2021, có 115 công trình tham gia giải thưởng thuộc 6 lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên, bao gồm: Cơ khí - tự động hóa (17 công trình); công nghệ vật liệu (15 công trình); công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (21 công trình); sinh học phục vụ sản xuất và đời sống (35 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (18 công trình); công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới (9 công trình). Ban Tổ chức Giải thưởng đã họp và quyết định trao giải cho 45 công trình bao gồm: 4 giải nhất, 8 giải nhì, 14 giải ba và 19 giải khuyến khích.

Theo Ban Tổ chức, năm 2021, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã quyết định trao Bằng chứng nhận và Huy chương Vàng cho 2 công trình, đó là công trình: “Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm” của TS. Hoàng Đức Thảo (Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và công trình: “Ứng dụng công nghệ phễu bê tông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam” của KS Phạm Thành Công và các cộng sự (Tập đoàn GFS).

a3

Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ VIFOTEC TS. Lê Xuân Thảo phát biểu

Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ VIFOTEC TS. Lê Xuân Thảo cho biết, căn cứ vào kết quả chấm điểm của hội đồng giám khảo, Ban tổ chức đã quyết định trao thưởng cho 45 công trình với 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 14 giải Ba và 19 giải Khuyến khích. Lễ trao giải diễn ra tối 27/10 tại Hà Nội.

Trải qua 27 lần tổ chức, giải thưởng vinh danh các công trình nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng vào sản xuất, đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.

TS. Lê Xuân Thảo dẫn chứng một số công trình nổi bật như "Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của vaccine viêm não Nhật Bản" của GS Huỳnh Phương Liên; "Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg micro – Elisa và vaccine viêm gan B" của GS.TS Nguyễn Thu Vân...

Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ VIFOTEC TS. Lê Xuân Thảo nhấn mạnh: "Thông qua giải thưởng các nhà khoa học và các nhà sáng tạo trên cả nước đã ứng dụng thành công, hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao".

Các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu. Đồng thời, tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống xã hội và an ninh, quốc phòng. Các công trình đoạt giải góp phần thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp...

a4

Giám đốc Quỹ VIFOTEC Nguyễn Xuân Tiến báo cáo kết quả giải thưởng năm 2021

Theo ban tổ chức, năm nay có 110 công trình tham dự đến từ 19 tỉnh thành. Các công trình đoạt giải thuộc các lĩnh vực công nghệ ưu tiên gồm: Cơ khí tự động hóa, Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, Công nghệ thông tin, Điện tử và viễn thông; Công nghệ vật liệu mới; Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Trong số này 4 công trình đoạt giải Nhất gồm:

"Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị xì tháo thuốc nổ phục vụ xử lý bom mìn, vật nổ cơ động" của Trung tá, TS. Tô Đức Thọ, Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng và các cộng sự (Lĩnh vực cơ khí – tự động hóa).

Công trình "Ứng dụng công nghệ phễu bê tông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam" của KS. Phạm Thành Công và cộng sự, tập đoàn GFS (Lĩnh vực công nghệ vật liệu).

Công trình "Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống chè PH8 cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các địa phương trong cả nước" của TS. Nguyễn Thị Minh Phương và các cộng sự, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ (Lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống).

Công trình "Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm" của tác giả TS. Hoàng Đức Thảo, Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lĩnh vực công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên).

a5

Đại diện Hội đồng giám khảo – GS TS Đặng Kim Chi phát biểu tại Tọa đàm

Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Quỹ VIFOTEC và Lễ tổng kết, trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2021 sẽ diễn ra tổi 27-10-2022 tại Nhà hát lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam.

 

 
 

Trang 6 trong tổng số 13