JV color JV color JV color
Thứ năm, 18 Tháng 4 2024

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ trao giải Vifotec giải WIPO Cúp vàng SHTT năm 2013




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 219
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 7681132

Đang trực tuyến

Hiện có 23 khách Trực tuyến
Home Tin tức

Tin tức - Sự kiện

Lễ ra mắt Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)

PDF.InEmail

Thứ hai, 19 Tháng 4 2021 15:13

Sáng 19/4 tại trụ sở Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) 53 Nguyễn Du - Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã tổ chức Lễ ra mắt Chủ tịch Quỹ nhiệm kỳ mới.

a1

GS.TSKH. Đặng Vũ Minh làm cố vấn cấp cao cho Hội đồng Bảo trợ Quỹ VIFOTEC

Tham dự buổi lễ có GS TSKH Đặng Vũ Minh nguyên Chủ tịch LHHVN, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC (Nhiệm kì 2010 – 2020); TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch LHHVN; PGS. TS Phạm Quang Thao – PCT LHHVN, TS Lê Xuân Thảo – PCT Thường trực Qũy Vifotec cùng đông đảo CBCNV LHHVN và Quỹ VIFOTEC.

a2

Giám đốc Quỹ VIFOTEC Nguyễn Xuân Tiến khai mạc buổi lễ

Theo TS Lê Xuân Thảo – PCT Thường trực Quỹ VIFOTEC phát biểu tại buổi Lễ: Trong lịch sử phát triển gần 30 năm của Quỹ VIFOTEC đã trải qua 5 Chủ tịch. Chủ tịch đầu tiên của Quỹ là đồng chí Trần Đức Lương, cố Giáo sư Hà Học Trạc, cố Giáo sư. Vs Vũ Tuyên Hoàng, PGS. TS Hồ Uy Liêm và GS.TSKH Đặng Vũ Minh. Quỹ VIFOTEC luôn tự hào luôn có các đồng chí Chủ tịch rất sáng suốt, rất tâm huyết và được giới khoa học vô cùng yêu mến.

a3

TS Lê Xuân Thảo – PCT Thường trực Quỹ VIFOTEC phát biểu

Các Chủ tịch Quỹ VIFOTEC đã thể hiện tính ưu việt và hoàn toàn đúng đắn phát huy được sức mạnh tổng hợp và đội ngũ các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước, tạo ra nhiều sáng chế, phát minh đột phá thông qua các Hội thi, Cuộc thi, Giải thưởng quốc gia do Quỹ VIFOTEC làm thường trực. Cho đến ngày hôm nay VIFOTEC đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của hệ thống Liên Hiệp hội Việt Nam.

a4

TS Lê Xuân Thảo – PCT Thường trực Quỹ VIFOTEC tặng hoa tri ân GS TSKH Đặng Vũ Minh – Nguyên Chủ tịch Quỹ VIFOTEC

Trong suốt 29 năm lịch sự phát triển của Quỹ VIFOTEC,  GS. TSKH. Đặng Vũ Minh đã chỉ đạo Quỹ VIFOTEC tổ chức thành công 10 lần Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, 10 lần cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, 05 lần hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và 10 lần tham gia cuộc thi sáng tạo triển lãm quốc tế tại các nước trên thế giới, đồng chí Đặng Vũ Minh đã ghi dấu ấn đậm nét trong giới khoa học nước nhà cũng như bạn bè quốc tế khi nhìn nhận về Quỹ VIFOTEC.

a5

GS TSKH Đặng Vũ Minh – Nguyên Chủ tịch Quỹ VIFOTEC phát biểu

Thông qua các Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi, các nhà khoa học và sáng tạo cả nước đã ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng chế, sáng kiến vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên nhi đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế. Nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Liên Hiệp Hội kiêm Chủ tịch Quỹ mà 63 tỉnh thành đã thành lập cơ quan tổ chức Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi tại địa phương.

a6

GS TSKH Đặng Vũ Minh Chúc mừng TSKH Phan Xuân Dũng làm Chủ tịch Quỹ VIFOTEC

Theo TS Lê Xuân Thảo: Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Quỹ VIFOTEC còn rất nặng nề. Bài học rút ra cho Quỹ trong gần 30 năm qua là tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh và thực hiện cho được 8 chữ vàng mà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Quỹ Vifotec là “Khoa học công tâm - Liêm khiết - Hiệu quả”. Tới đây Quỹ Vifotec cần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và năng động hơn nữa để Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi ngày càng hấp dẫn đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ trẻ.

a7

TS Lê Xuân Thảo PCT Thường trực Quỹ VIFOTEC tặng Kỉ niệm chương của Qũy cho GS TSKH Đặng Vũ Minh và TSKH Phan Xuân Dũng

TS Lê Xuân Thảo mong muốn trong thời gian tới đây, Chủ tịch Phan Xuân Dũng sẽ chỉ đạo quyết liệt tiếp tục đưa Liên Hiệp hội Việt Nam nói chung và Quỹ VIFOTEC nói riêng phát triển lên một tầm cao mới, xứng đáng với những kỳ vọng và mong chờ của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam. Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện Quyết định 65/CP về việc tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi và Cuộc thi trên phạm vi toàn quốc, Quỹ VIFOTEC sẽ thực hiện đúng Thông tư 27 của Bộ Tài chính ban hành về cơ chế tài chính cho Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi chứ không phải cơ chế tài chính như đề tài khoa học dẫn đến khó khăn trong hoạt động của Quỹ VIFOTEC.

a8

Ông Nguyễn Quang Mâu Chủ tịch Tập đoàn Gốm Đất việt tặng hoa chúc mừng GS TSKH Đặng Vũ Minh

a9

Ông Nguyễn Quang Mâu Chủ tịch Tập đoàn Gốm Đất việt tặng hoa chúc mừng TSKH Phan Xuân Dũng

a10

 Chủ tịch LHHVN đồng thời là Chủ tịch Quỹ VIFOTEC Phan Xuân Dũng phát biểu

Tại buổi lễ ra mắt, TSKH Phan Xuân Dũng, tân Chủ tịch Quỹ Vifotec bày tỏ, trong nhiệm kỳ này, với trách nhiệm Chủ tịch, tôi sẽ cố gắng cùng tập thể VIFOTEC đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng tập thể Quỹ ngày càng lớn mạnh, hoạt động có hiệu quả hơn nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của các nhà sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam. Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Quỹ Vifotec còn rất nặng nề. Bài học rút ra cho Quỹ trong gần 30 năm qua là tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh và thực hiện được 8 chữ vàng mà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Quỹ Vifotec là “Khoa học - Công tâm - Liêm khiết - Hiệu quả”. Trên thực tế chúng ta mới thực hiện được một phần lời dạy đó của cố Đại tướng. Tới đây Quỹ VIFOTEC cần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và năng động hơn nữa để Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi ngày càng hấp dẫn đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ trẻ.

a11

Đại diện Hội đồng giám khảo giải thưởng, GS TSKH Nguyễn Thiện Phúc phát biểu

a12

 Đại diện Tập đoàn GFS – Nhà tài trợ cho Quỹ VIFOTEC phát biểu

a13

 Đại diện Tập đoàn Gốm Đất Việt - Nhà tài trợ cho Quỹ VIFOTEC phát biểu

Trong khuôn khổ buổi lễ,  Quỹ Vifotec đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam” cho GS TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam và TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. GS TSKH Đặng Vũ Minh được mời làm cố vấn cấp cao cho Hội đồng Bảo trợ Qũy Vifotec.

Lê Hồng

 

 

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII

PDF.InEmail

Thứ sáu, 25 Tháng 12 2020 16:09

Ngày 25/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020-2025 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với chủ đề “Phát huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Đại hội

Đại hội đã vinh dự đón Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Bình, TB KT Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, GĐ HV CTQG HCM; Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTW MTTQ; đồng chí Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; đồng chí Phan Xuân Dũng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và  Môi trường của Quốc hội; Đại diện các bộ, sở, ngành, 640 đại biểu thay mặt cho các các hội ngành toàn quốc và Liên hiệp Hội tỉnh thành, Đài truyền hình, phát thanh, báo chí.

Đồng chí Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại Đại hội, đồng chí Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, trong suốt 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (khóa X) “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chiến lược phát triển Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015-2020), Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng và đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt: tư vấn, phản biện và giám định xã hội; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; thông tin và phổ biến kiến thức; phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo; động viên quần chúng tham gia các hoạt động sáng tạo KH&CN, tôn vinh trí thức; hợp tác trong và ngoài nước. Đặc biệt, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức KH&CN và đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đội ngũ trí thức Việt Nam đã và đang ngày càng trưởng thành, ngày càng đổi mới về lượng lẫn về chất, có tinh thần tự tin và khả năng hội nhập ngày càng lớn vào các sân chơi tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Từ khi thành lập năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, là nơi tập hợp và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, với 152 hội thành viên, tập hợp hơn 3,7 triệu hội viên; hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Chúng ta đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và các phần thưởng cao quý khác.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, là môi trường tốt để đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức chính trị, trách nhiệm công dân trong các tổ chức hội; trở thành địa chỉ tri thức tin cậy của Đảng, Nhà nước trong việc tham mưu những vấn đề lớn về chủ trương, đường lối, chính sách; chủ động đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, góp phần củng cố các luận cứ khoa học đối với những chương trình, đề án, dự án lớn. Liên hiệp Hội ở Trung ương, địa phương và các hội ngành thành viên đã quan tâm tổ chức các giải thưởng, hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ, tôn vinh các tập thể, các trí thức tiêu biểu trong cả nước; đồng thời tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh và uy tín của nước ta, thu hút sự tham gia đông đảo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiều nơi, nhiều đề tài nghiên cứu nặng lý thuyết chỉ góp phần làm dày thêm các tủ lưu trữ trong thư viện. Nghiên cứu là cần thiết nhưng không gắn với thực tế, đáp ứng yêu cầu của thực tế thì mình tự thua trên sân nhà.

Chúng ta cứ mải mê nghiên cứu những vấn đề cao siêu mà không để ý những nhu cầu ứng dụng đơn giản của thực tế để rồi đứng nhìn các doanh nghiệp Việt Nam phải chi trả khoản tiền lớn cho nước ngoài để giải đáp những vấn đề mà ta không phải không giải quyết được

Tại sao trong lĩnh vực y học, chúng ta có nhiều bác sỹ giỏi, được quốc tế công nhận? Đó là nhờ có sự gắn kết tốt, hiệu quả giữa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật với đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng. Ở các lĩnh vực khác, mối liên kết này cần phải rõ nét và hiệu quả hơn nữa.

Các nhà khoa học Việt Nam có thể là các nhà khoa học tốt nhưng chưa chắc là các nhà tư vấn tốt. Đây là vấn đề cần thay đổi tư duy, kỹ năng và cả văn hóa làm việc để bắt kịp thực tế cũng như thích ứng với nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tích cực tham gia thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ lên tầm cao mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, an ninh.

Liên hiệp Hội là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam; tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm đối với đất nước; làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa trí thức với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân, trí thức.

Tập hợp đội ngũ, tập trung nguồn lực để đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Liên hiệp Hội phải là địa chỉ tri thức tin cậy của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với tri thức khoa học, và cả trong công tác vận động, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến trong đội ngũ trí thức.

Phấn đấu xây dựng Liên hiệp Hội thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, đại diện cho tiếng nói của đội ngũ những người làm khoa học và công nghệ cả nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ nhu cầu phát triển của các thành viên trong hệ thống. Tiếp tục hoàn thành bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam từ trung ương tới địa phương.

Cấp uỷ và chính quyền các cấp cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí của Liên hiệp Hội trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp Hội Việt Nam từ Trung ương đến địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam

Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe đồng chí Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam trình bày báo cáo chính trị của Hội đồng Trung ương khóa VII trình Đại hội VIII và ý kiến của các đại biểu thuộc Hội ngành toàn quốc và Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố.

Ra mắt Đoàn chủ tịch khóa VIII Liên hiệp Hội Việt Nam

Cũng tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ra Đoàn chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn chủ tịch khóa VIII. Đồng chí Phan Xuân Dũng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và  Môi trường của Quốc hội được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa cho tân chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm các gian hàng triển lãm của các đơn vị trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.

Một số hình ảnh buổi Lễ Khai mạc Đại hội:

(Theo Vusta.vn)

 
 

Lê công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Quỹ VIFOTEC

PDF.InEmail

Thứ hai, 19 Tháng 10 2020 16:05

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đồng thời là Chủ tich Qũy Vifotec  Đặng Vũ Minh mong muốn ông Nguyễn Xuân Tiến trên cương vị Giám đốc Qũy Vifotec tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, sâu sát, phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ mới được phân công để góp phần cùng tập thể cán bộ Qũy Vifotec thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đồng thời là Chủ tich Qũy Vifotec Đặng Vũ Minh trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Tiến làm giám đốc Qũy Vifotec

Ngày 1/10, tại trụ sở 53 Nguyễn Du Hà Nội. Qũy Vifotec - Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định của  Chủ tịch Qũy Vifotec về công tác cán bộ.

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đồng thời là Chủ tich Qũy Vifotec Đặng Vũ Minh trao Quyết định nghỉ hưu hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội cho ông Lê Đăng Thọ

Tại buổi Lễ, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định của Chủ tịch Qũy Vifotec về việc nghỉ hưu hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội cho ông Lê Đăng Thọ - Nguyên Giám đốc Qũy Vifotec. Đồng thời công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Tiến làm Giám đốc Qũy Vifotec thay thế ông Lê Đăng Thọ.

Ông Nguyễn Xuân Tiến - Tân Giám đốc Qũy Vifotec phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Xuân Tiến - Tân Giám đốc Qũy Vifotec đã bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của LHHVN và các cán bộ của Qũy đã tín nhiệm, giới thiệu, bổ nhiệm ông làm Giám đốc Qũy Vifotec, ông Nguyễn Xuân Tiến cho biết sẽ cố gắng không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, bám sát thực tiễn, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm tốt của các thế hệ đi trước, bài học kinh nghiệm qua các kỳ tổ chức giải thưởng để cùng tập thể Qũy Vifotec phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa Qũy vifotec ngày càng phát triển.

Các đại biểu tham dự buổi Lễ chúc mừng ông Nguyễn Xuân Tiến và ông Lê Đăng Thọ

Ông Nguyễn Xuân Tiến sinh năm 1964 tại Thanh Hóa có trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế. Ông đã trưởng thành qua nhiều vị trí, công tác ở nhiều đơn vị khác nhau trước khi về  công tác tại Qũy Vifotec từ năm 2008 và đảm nhiệm chức vụ Phó giám đóc Qũy Vifotec từ năm 2014 tới nay./.

Lê Hồng

 
 

Lễ công bố 75 công trình khoa học Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2020

PDF.InEmail

Thứ ba, 25 Tháng 8 2020 11:10

Ngày 24/8 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020

Các đồng chí lảnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ mở Sách vàng sáng tạo VN 2020

Tham dự buổi Lễ có Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các tổ chức thành viên,  cùng các tác giả, nhóm tác giả có công trình, giải pháp khoa học - công nghệ được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng phát biểu

Tại buổi Lễ, 75 đại diện tác giả, nhóm tác giả công trình khoa học, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ và 07 đại diện nhóm tác giả công trình, giải pháp sáng tạo khoa học tiêu biểu trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020, đánh giá kết quả 05 năm tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Quang cảnh buổi Lễ

Theo Ban Tổ chức, năm 2020, đã tiếp nhận được 157 hồ sơ công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ do 50 bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trong đó có 11 bộ, ban, ngành, tổ chức thành viên Mặt trận và 39/63 tỉnh, thành phố giới thiệu và đề nghị.

Hội đồng tuyển chọn đã bỏ phiếu kín tuyển chọn và đề nghị Ban Chỉ  đạo quyết định phê duyệt 75/157 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW PTTQVN Trần Thanh Mẫn phát biểu

Để kịp thời động viên các nhà khoa học, đội ngũ y, bác sỹ và các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Tổ chức đã quyết định lựa chọn vinh danh 07 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ tiêu biểu trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020.

Phó Chủ tịch LHHVN Nghiêm Vũ Khải thay mặt BTC báo cáo tổng kết Sách vàng sáng tạo VN trong 5 năm qua

Trong 05 năm qua, Ban Tổ chức Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã tiếp nhận tổng số 772 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ do 21 bộ, ban, ngành, tổ chức thành viên Mặt trận và 57 tỉnh, thành phố giới thiệu và đề nghị.

Hội đồng tuyển chọn đã họp và tiến hành bỏ phiểu kín bình chọn được 365 công trình, giải pháp sáng tạo  khoa học - công nghệ để công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam; số công trình được chọn bằng số năm kỷ niệm Quốc khánh 2/9 hằng năm (năm 2016 là 71 công trình; năm 2017 là 72 công trình; năm 2018 là 73 công trình; năm 2019 là 74 công trình;  2020 là 75 công trình và vinh danh 07 công trình phòng, chống dịch bệnh Covid - 19).

Các tác giả, nhóm tác giả có công trình, giải pháp khoa học - công nghệ được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020:

Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam được tổ chức vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 hằng năm đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, được giới khoa học và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tại buổi Lễ, Ban Tổ chức Sách vàng Sáng tạo Việt Nam mong muốn các công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ  được cộng đồng xã hội tôn vinh, cổ vũ, kết nối và hỗ trợ để áp dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đời sống của nhân dân.

UVTW Đảng Hầu A Lềnh phát động triển khai Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2021

Cũng theo Ban Tổ chức, giai đoạn 2021 – 2025, Ban Tổ chức Sách vàng Sáng tạo Việt Nam sẽ  tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện và đổi mới, nâng cao hiệu quả việc tuyển chọn, biên tập và công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm trên cơ sở rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Quy chế tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn: http://vusta.vn/chitiet/tin-tuc_2017_3_27_18_40_899/le-cong-bo-75-cong-trinh-khoa-hoc-sach-vang-sang-tao-viet-nam-2020

 
 

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và ứng dụng phát triển khoa học công nghệ

PDF.InEmail

Thứ bảy, 24 Tháng 8 2019 06:00

(Mặt trận) -Ngày 23/8, phát biểu tại Lễ công bố “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” năm 2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, với trách nhiệm của mình, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đặc biệt quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát việc tổ chức thực hiện để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và ứng dụng phát triển khoa học công nghệ. Ban Biên tập trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu quan trọng này.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trao chứng nhận và sách cho các tác giả/nhóm tác giả có công trình được công bố trong “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” năm 2019. 

PHÁT BIỂU
CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
TẠI LỄ CÔNG BỐ SÁCH VÀNG SÁNG TẠO VIỆT NAM NĂM 2019

Hà Nội, ngày 23/8/2019

Thưa toàn thể quý vị đại biểu,

Hôm nay, tôi rất vui được đến tham dự Lễ công bố phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa nhân dịp cả nước đang thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tuyển chọn, biên tập và công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019 với 74 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ tiêu biểu.

Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các Bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các địa phương đã công nhận và trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thu hút được đông đảo các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng. Đã có nhiều công trình khoa học công nghệ được trao giải, từng bước được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tôi rất vui mừng được biết trong 4 năm qua, kể từ sau Lễ công bố lần thứ nhất vào năm 2016, công tác tuyển chọn, biên tập và công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam ngày càng được triển khai một cách bài bản, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan và thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cơ quan, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong cả nước. Các công trình được ghi nhận và vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực được Đảng, Nhà nước tập trung ưu tiên phát triển, như: cơ khí tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, thích ứng biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh… Tác giả, nhóm tác giả của các công trình này là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc; có người là giáo sư, tiến sỹ, có người là chủ doanh nghiệp, có người là những công nhân, nông dân và cả những sinh viên, học sinh đang học tập tại nhà trường. Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học luôn có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta.

Tôi đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả của 74 công trình, giải pháp sáng tạo được tuyển chọn trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019.

Thưa các quý vị đại biểu,

Đổi mới, sáng tạo luôn là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, quốc gia nào có năng lực đổi mới, sáng tạo cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững hơn.

Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua luôn quan tâm đến công tác thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nhất là trong phát triển khoa học công nghệ, phát hiện, đào tạo tài năng. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định cần phải“phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức” để phát triển nguồn vốn tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Thể chế hóa định hướng, quan điểm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm dành những điều kiện tốt nhất, phù hợp với khả năng của đất nước để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo điều kiện để các nhà khoa học phát huy tài năng, sáng tạo và cống hiến cho Tổ quốc.

Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách, đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tôi đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan bộ, ngành ở trung ương và địa phương tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất là tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học - công nghệ; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách đột phá về khoa học công nghệ; không ngừng quan tâm, khuyến khích động viên các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tận dụng, phát huy lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, các sản phẩm có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và năng lực cạnh tranh, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt đang được quan tâm hiện nay, như: nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, tài nguyên môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo…, nhất là các giải pháp nâng cao năng suất lao động xã hội ở nước ta.

Thứ hai là thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”, từ thực tiễn sinh động của nhân dân trong hoạt động lao động sản xuất, cần tiếp tục tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước, ở từng bộ, ban, ngành và địa phương, nhất là Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng phong trào thi đua lao động sáng tạo, say mê tìm tòi, nghiên cứu để ngày càng có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của quốc gia, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phối hợp đẩy mạnh Phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” để kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển các phong trào thi đua có tính chất sáng tạo hiện có thành phong trào rộng khắp trong các tầng lớp Nhân dân; khơi dậy, phát huy cao độ sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; kịp thời biểu dương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực ứng dụng sáng kiến, đổi mới công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; xây dựng cơ sở dữ liệu về sáng tạo, sáng kiến, sáng chế, ý tưởng mới; nhân rộng các mô hình về “đoàn kết sáng tạo”…

Đối với việc tuyển chọn, biên tập để công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam vào mỗi dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm, đề nghị  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đổi mới để lựa chọn được những công trình, giải pháp khoa học công nghệ thật sự có chất lượng tiêu biểu, hữu ích trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, đưa sản phẩm khoa học công nghệ đi vào cuộc sống.

Tôi đánh rất giá cao và tin tưởng rằng những phong trào, hoạt động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ truyền cảm hứng, niềm say mê sáng tạo cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng và toàn xã hội. Với trách nhiệm của mình, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đặc biệt quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát việc tổ chức thực hiện để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và ứng dụng phát triển khoa học công nghệ.

Thực hiện lời Bác Hồ dạy, chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, nuôi dưỡng, bồi đắp nguồn trí tuệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, tạo nên những động lực mạnh mẽ để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xin chúc toàn thể các vị đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn.

(Nguồn: http://m.mattran.org.vn)

 
 

Trang 8 trong tổng số 9