JV color JV color JV color
Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ tổng kết và trao giải Hội thi STKT toàn quốc 2017




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 226
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 8021646

Đang trực tuyến

Hiện có 27 khách Trực tuyến
Home Thư viện tài liệu Quỹ VIFOTEC được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

Quỹ VIFOTEC được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

PDF.InEmail

Quỹ VIFOTEC được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhân dịp tổng kết 20 năm Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học và 17 năm Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam – VIFOTEC

ThS. Lê Duy Tiến - Giám đốc đại diện Quỹ VIFOTEC nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do PGS.TS. Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trao tặng

 

Ngày 26.3.2011, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học và 17 năm Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC. 

Tham dự Hội nghị có Ông Trần Quang Quý Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS. Lê Xuân Thảo - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ThS. Lê Duy Tiến - Giám đốc Quỹ VIFOTEC, Vũ Thanh Mai - Phó Chủ tịch thường trực Hội sinh viên Việt Nam và hơn 300 đại biểu là cán bộ quản lý thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước cùng các cựu sinh viên đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học thời gian qua. 

Ghi nhận sự đóng góp của Quỹ VIFOTEC đối với sự nghiệp thúc đẩy phát triển KHCN của Việt Nam nói chung và phong trào sinh viên Nghiên cứu khoa học nói riêng trong 20 năm qua. Thủ tướng chính phủ đã quyết định trao tặng Bằng khen cho Quỹ VIFOTEC. 

Tại Hội Nghị, TS. Lê Xuân Thảo, Uỷ viên Đoàn Chủ Tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã đọc tham luận tổng kết “20 năm Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học và 17 năm Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC”. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Quỹ VIFOTEC, ngay từ những năm đầu mới thành lập, Quỹ VIFOTEC đã nhận thức sâu sắc rằng sinh viên là lực lượng nòng cốt cho nguồn lực trí tuệ trong tương lai, và sinh viên mới có nhiều những hoài bão và sáng tạo lớn, chính vì vậy để khuyến khích sáng tạo, Quỹ VIFOTEC coi trọng hỗ trợ các tài năng trẻ trong sinh viên, học sinh. Nhiều Hội nghị, Hội thảo và Giải thưởng được tổ chức theo sáng kiến của Quỹ VIFOTEC. 

 

TTCP2

Mục đích của Giải thưởng “Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” do Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) lập ra nhằm khuyến khích các tài năng trẻ trong sinh viên nghiên cứu khoa học, tặng nhiều Giải thưởng có giá trị cho các công trình xuất sắc. Tổng kết 10 năm tổ chức Giải thưởng cho thấy số lượng công trình tham gia và đoạt giải ngày càng tăng lên. Từ chỗ có 42 công trình năm 1993 tham gia lần đầu tiên đến năm 2009 có 200 công trình được lựa chọn từ các trường. Số lượng công trình đoạt giải cũng tăng lên, nếu năm 1993 chỉ có 22 công trình đoạt giải thì năm 2009 có 83 công trình đoạt giải. Tổng số kinh phí cho Giải thưởng cũng tăng từ 22 triệu đồng năm 1993 lên 72 triệu đồng năm 2009. Đây là những con số đáng khích lệ nói lên sự thành công của Giải thưởng. Nhiều sinh viên đoạt giải nhất Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và giải nhất Giải thưởng VIFOTEC đã được cấp học bổng đi học sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, hoặc được cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập. Nhiều sinh viên tiếp tục phát triển các đề tài của mình sau khi ra trường và đem lại hiệu quả cao cho xã hội. 


Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và Giải thưởng VIFOTEC cho sinh viên đã có tiếng vang trong nước và quốc tế, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Kể từ năm 2001, Giải thưởng VIFOTEC đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO của Liên hiệp quốc tặng một Giải thưởng đặc biệt gồm Huy chương vàng, một bằng chứng nhận và 500 đô la Mỹ dành cho công trình xuất sắc nhất của Giải thưởng. Để có được những thành tích nêu trên phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ hàng năm giữa Quỹ VIFOTEC và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng bảo trợ Quỹ và các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự cố gắng vượt bậc của cán bộ Quỹ VIFOTEC, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các Vụ có liên quan thuộc Bộ GD&ĐT, của các giảng viên đã hướng dẫn các em sinh viên, và lãnh đạo các trường đã quan tâm, chỉ đạo việc đăng ký tham gia Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học và Giải thưởng VIFOTEC. Đặc biệt, phải kể đến sự cố gắng miệt mài, vô tư, khách quan của Hội đồng Giám khảo gồm hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, cán bộ giảng dạy hàng năm đã chấm và xét Giải thưởng VIFOTEC. Việc tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và 17 năm Giải thưởng VIFOTEC thực sự trở thành ngày hội của sinh viên các trường đại học trong cả nước và là niềm tự hào yêu mến của sinh viên. 

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT Thứ trưởng Trần Quang Quý đánh giá cao kết quả giải thưởng đã làm được trong 20 năm qua, quy mô phong trào NCKH ngày càng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, góp phần trang bị, hoàn thiện kiến thức cho sinh viên, phát huy tính năng động, sáng tạo, khám phá, tiếp cận các vấn đề khoa học. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của các nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý. Thứ trưởng khẳng định: Trường đại học mà không đẩy mạnh các hoạt động NCKH thì khó có thể nói tới chất lượng được. Để các hoạt động NCKH trong thời gian tới đem lại kết quả cao, Thứ trưởng chỉ đạo cần thực hiện 9 nhịêm vụ đã được Bộ GD&ĐT đưa ra trong giai đoạn 2011 - 2015. Các trường cần đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, tăng cường xã hội hoá các hoạt động NCKH để khắc phục tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất cho nghiên cứu. Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành liên quan cũng cần tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ các nhà trường cải thiện điều kiện nghiên cứu. Đề nghị các giảng viên cho sinh viên của mình tham gia nhiều hơn vào các công trình nghiên cứu của mình. 

Ban biên tập